Thời kỳ tiên phong của Nga Nghệ thuật trừu tượng

Bài chi tiết: Chủ nghĩa vị lai
Kazimir Malevich, Hình vuông đen, 1923

Nhiều họa sĩ trừu tượng ở Nga đã đi theo trường phái Kiến tạo (Constructivism) với niềm tin rằng nghệ thuật không còn là một cái gì đó xa xôi, mà chính là cuộc sống. Các họa sĩ phải như một một kỹ thuật viên, học cách sử dụng các công cụ và nguyên liệu sản xuất thời hiện đại. Mỹ thuật vào đời sống! là khẩu hiệu của Vladimir Tatlin, và của tất cả các họa sĩ Kiến tạo sau này. Varvara StepanovaAlexandre Exter cùng một số người khác thì từ bỏ giá vẽ và chuyển công sức của mình cho các thiết kế sân khấu và các tác phẩm đồ hoạ. Một thái cực khác là Kazimir Malevich, Anton PevsnerNaum Gabo. Họ lập luận rằng mỹ thuật là tối quan trọng cho hoạt động tinh thần; tạo ra vị trí của cá nhân trên thế giới, chứ không phải để tổ chức cuộc sống theo chủ nghĩa thực dụngduy vật. Nhiều người trong số họ đi nghịch với ý tưởng nghệ thuật sản xuất duy vật và rời khỏi Nga. Anton Pevsner sang Pháp, Gabo đi đến Berlin, rồi tới Anh và cuối cùng đến Mỹ. Kandinsky học ở Moscow sau đó đến Bauhaus. Vào giữa những năm 1920, thời kỳ Cách mạng (1917-1921) thời kì các nghệ sĩ đã được tự do thử nghiệm đã kết thúc; sau đó, vào những năm 30, chỉ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mới là hợp phép.[33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghệ thuật trừu tượng http://painting.about.com/od/abstractart/a/abstrac... http://www.newcriterion.com/articles.cfm/Mondrian-... http://blogs.princeton.edu/wri152-3/rpower/archive... http://faculty.txwes.edu/csmeller/Human-Prospect/P... http://www.centrepompidou.fr/education/ressources/... http://www.nga.gov/education/american/abstract.sht... http://www.nga.gov/fcgi-bin/tinfo_f?object=92380.0... http://www.kmm.nl/collection-search.php?reload=1&c... http://www.americanabstractartists.org/ http://arxiv.org/abs/physics/0703091